Nên đi xuất khẩu lao động hay du học nghề Đức? Đây hiện là vấn đề thường gặp đối với các bạn có mong muốn làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa định hướng được rõ ràng xuất khẩu lao động và du học nghề khác Đức khác nhau như thế nào. Vì vậy, bài viết sau đây của Intereducation sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về “xuất khẩu lao động (viết tắt XKLĐ) và “du học nghề Đức”.
Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong tiếng anh là Labor Export đây là hoạt động kinh tế thuộc nhóm ngành xuất khẩu lao động có tổ chức. Là hình thức mua bán trao đổi sức lao động của con người sang nước khác làm việc.
+ Người sử dụng lao động là chính phủ, những cơ quan, tổ chức kinh tế của nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động quốc tế.
+ Hàng hóa chính là sức lao động.
+ Hoạt động mua và bán sức lao động có thời hạn trong một khoảng thời gian nhất định cho người có nhu cầu sử dụng lao động ngoài nước để nhận về một khoản tiền hàng tháng dưới hình thức là tiền lương. Và người sử dụng lao động sẽ dùng tiền để mua sức lao động, có quyền yêu cầu người lao động phải làm việc theo mong muốn của mình.
+ Hoạt động mua bán sức lao động chấm dứt khi hợp đồng lao động giữ người bán sức lao động và chủ mua sức lao động kết thúc và bị xóa bỏ hiệu lực.
Phân loại xuất khẩu lao động:
– Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi:
+ Lao động có nghề: là lao động có thể bắt tay vào làm việc ngay, mà không cần tốn chi phí học hay đào tạo.
+ Lao động không có nghề: là lao động chưa có kiến thức, không có tay nghề, phía nước ngoài cần phải đào tạo lại.
– Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động:
+ Nhóm các nước phát triển: gửi lao động có trình độ chuyên môn sang làm việc tại nước phát triển để thu ngoại tệ.
+ Nhóm các nước đang phát triển: gủi lao động bậc trung hoặc bậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớt khó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước.
Có tất cả 4 hình thức đi XKLĐ:
– Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài;
– Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
– Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân.
Thị trường XKLĐ hiện nay thu hút nhiều người Việt như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia,…
Du học nghề Đức là gì?
Du học nghề là chương trình du học ở nước ngoài với hình thức đi học nghề, kéo dài từ 2-3 năm. Du học nghề thiên về đào tạo thực hành, trực quan và đào tạo trực tiếp nhằm giúp học viên nắm bắt được công việc, cách làm nghề nhanh nhất.
Du học nghề tại Đức là hình thức vừa học vừa làm tại trường nghề ở Đức. Sinh viên sẽ đi học lý thuyết tại trường nghề và sẽ được thực hành – làm việc bán thời gian tại doanh nghiệp, các công ty liên kết với ngành nghề du học mà sinh viên đang theo học.
Sau khi nhận chứng chỉ nghề ở Đức, bạn vẫn có thể làm việc ở các quốc gia khác, bởi chứng chỉ sau khi tốt nghiệp bạn nhận được là “Chứng chỉ Quốc tế”, bạn được phép bạn làm việc tại bất cứ quốc gia nào bạn muốn.
Thời gian đào tạo kéo dài từ 2 tới 3 năm. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được miễn toàn bộ học phí, được đi thực tập có lương khoảng 1200 đến 1500 Euro mỗi tháng. Sau khi ra trường sẽ có ngay việc làm với mức lương từ 3000 Euro/tháng trở lên cùng nhiều chính sách phúc lợi khác.
Du học nghề tập trung vào các ngành nghề thiếu hụt nhân sự và công việc cần người làm trực tiếp ví dụ như: điều dưỡng, phục vụ nhà hàng khách sạn, cơ khí sửa chữa ô tô…
Click ngay để được tư vấn miễn phí!
Nên đi xuất khẩu lao động hay đi du học nghề Đức?
Nếu bạn đã đọc tới phần này, thì chắc sẽ không còn nhầm lẫn giữa xuất khẩu lao động và du học nghề Đức nữa?
Vậy việc cân nhắc nên đi xuất khẩu lao động hay đi du học nghề sẽ do nguyện vọng, nhu cầu và tiềm lực thực sự của bạn.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ”xuất khẩu lao động và du học nghề Đức”. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy Click ngay để được giải đáp kịp thời!