Tiếp nối chủ đề “Học tiếng Đức có thật sự khó như bạn nghĩ?, bạn sẽ có cái nhìn bao quát hơn về tiếng Đức về từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Biết rằng để tiếp thu một ngoại ngữ mới sẽ “khó nhằn”, nhưng nếu bạn đã có mục đích rõ ràng và quyết tâm, tiếng Đức sẽ chỉ còn là chuyện nhỏ.
Tiếng Đức và tiếng Anh cái nào khó hơn?
Hầu hết người Việt đều đã được học tiếng Anh ngay từ cấp 1. Tính đến thời điểm chuyển sang học tiếng Đức (để du học, làm việc) ít nhất cũng từ 7-10 năm. Do đó, để so sánh độ khó của 2 ngôn ngữ này là khá khập khiễng vì một ngôn ngữ bạn đã làm quen trong một thời gian dài, còn một ngôn ngữ bạn chỉ mới làm quen và bắt đầu ở mức độ “ABC”, tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ đưa ra cho bạn một số những nhận định cơ bản như sau:
1. Từ vựng tiếng Đức khó hơn tiếng Anh
- Danh từ tiếng Đức có 3 “giống” là giống đực (der – Maskulinum), giống cái (die – Femininum), giống trung (das – Neutrum) và có rất nhiều danh từ không có quy tắc. Với tiếng Đức, bạn bắt buộc phải-học-từng-từ-một.
- Danh từ tiếng Đức lại được chia theo cách đi kèm bao gồm Danh cách (Nominativ), Sở hữu cách (Genitiv), Tặng cách (Dativ) hay Đối cách (Akkusativ).
- Danh từ trong tiếng Đức luôn phải viết hoa dù đứng ở vị trí nào trong câu. Điều này gây ra sự nhầm lẫn.
2. Ngữ pháp tiếng Đức khó hơn tiếng Anh
Nếu bạn đã thành thạo tiếng Anh thì khi bước sang học tiếng Đức bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ, còn ngược lại, nếu bạn đã cẩm thấy tiếng Anh khá “khó nhằn” thì khi sang học tiếng Đức bạn sẽ cảm thấy nó hơi rắc rối. Cụ thể như sau:
- Tiếng Anh chỉ có 3 thì: quá khứ, hiện tại, tương lai. Tiếng Đức có 2 thì quá khứ, 2 thì hiện tại và 2 thì tương lai.
- Bảng động từ bất quy tắc trong tiếng Anh có giới hạn, và hầu hết mọi người có thể dễ dàng ghi nhớ trong quá trình học. Còn trong tiếng Đức thì số lượng động từ bất quy tắc là khá nhiều. Việc chia động từ theo từng thì trong câu, phối hợp với cách và giống trong danh từ cũng vô cùng rắc rối. Chỉ cần một phút lơ là thì mọi thứ có thể… “đổ sông đổ biển” ngay. Tuy nhiên, các động từ học đến chương trình B1, B2 thì không bị lọt quá nhiều vào trường hợp bất quy tắc.
- Động từ ở tiếng Đức thường đặt ở cuối câu và những người mới học tiếng Đức luôn phải chờ đến cuối cùng mới biết được câu đó ý nghĩa gì.
3. Phát âm tiếng Đức dễ hơn tiếng Anh
- Tiếng Đức cũng sử dụng ngôn ngữ Latin như tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó bạn sẽ không phải tốn thời gian để học lại bảng chữ cái như khi học tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Nhật.
- Cách phát âm của tiếng Đức khá giống với tiếng Việt. Có một điều khá thú vị là người Việt chúng ta có thể đánh vần và đọc được tiếng Đức khá dễ dàng mặc dù không hiểu nghĩa. Trong khi đó, phiên âm tiếng Anh hầu như khác hẳn với tiếng Việt và cũng sử dụng nhiều âm gió hơn.
Theo nhiều khảo sát, tiếng Đức không phải là một ngôn ngữ khó học và chỉ ở mức độ Easy. Trung bình một người cần khoảng 600 giờ học để có thể thành thạo tiếng Đức. Trong khi đó, tiếng Việt của chúng ta ở mức độ Medium, phải cần đến 1100 giờ học để có thể thành thạo. Như vậy, độ khó của một ngôn ngữ chỉ là tương đối, chỉ cần bạn kiên nhẫn cũng như đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, nghiêm túc và dành nhiều thời gian để rèn luyện thì thành công hoàn toàn trong tầm tay bạn.
Nếu đã biết được rào cản lớn nhất là “tiếng Đức” hoàn toàn có thể vượt qua được, bạn còn chần chờ gì nữa mà không đăng ký ngay chương trình Du học nghề Điều dưỡng tại Đức với chính sách vô cùng hấp dẫn tại Viện Intereducation: Miễn 100% học phí lên đến 1 tỷ đồng, 100% có việc làm sau tốt nghiệp với mức lương cao, phúc lợi hấp dẫn, cơ hội định cư và bảo lãnh gia đình, được đào tạo về ngôn ngữ & các kỹ năng cần thiết ngay trước khi lên đường du học,… Hãy gọi ngay 08 67897417 – 0903791186 để được tư vấn miễn phí và nhận ưu đãi học bổng.